Vì sao hàng Nhật được ưa chuộng? (phần 2)

Ở phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản qua tiêu chí chất lượng. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu đến một vấn đề nữa làm nên tiếng vang cho hàng Nhật nội địa. Đó là thái độ phục vụ.


Uy tín được đặt lên hàng đầu


Chắc hẳn chúng ta đều biết, người Nhật luôn tự hào với tinh thần võ sĩ đạo Samurai. Chữ tín luôn là một điều tối quan trọng trong suy nghĩ của người Nhật. Việc giữ chữ tín đã trở thành một nét văn hóa trong xã hội Nhật Bản. Giữa một xã hội trọng chữ tín như vậy, ai đi ngược lại với điều ấy sẽ bị nhìn với những ánh mắt vô cùng tiêu cực. Hình ảnh, uy tín của người đó chắc chắn sẽ đi xuống một cách thảm hại. Bởi vậy, không chỉ hàng nội địa Nhật, mà hàng Nhật nói chung, khi đến tay người tiêu dùng đều mang trên mình uy tín của các doanh nghiệp Nhật Bản. Sản phẩm không tốt, ngay lập tức đe dọa đến thương hiệu của công ty.


Nói về các thái độ phục vụ của các công ty sản xuất hàng Nhật với người tiêu dùng, ta chỉ có thể dùng 2 từ “ngưỡng mộ”. Còn nhớ vào đầu năm 2016, một doanh nghiệp của Nhật, cụ thể là lãnh đạo của nhà máy sản xuất kem Akagi có một hành động gây sửng sốt trên toàn thế giới. Đó là, ông đã cúi gập người xin lỗi người dân Nhật Bản vì đã tăng giá kem lên … 10 Yen (2000 VNĐ) sau … 25 năm.


hàng nội địa


Điều này cho ta thấy được rằng, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản là không chê vào đâu được. Họ luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Giống như một ai đó đã nói rằng:



Khách hàng là “ông chủ” duy nhất, trả lương, sa thải nhân viên, kể cả giám đốc, thậm chí là giải thể công ty bằng cách đem tiền đi tiêu ở một nơi khác.



Chính tâm lý đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng đã khiến các nhà sản xuất Nhật Bản truyền tải được cho nhân viên ý thức nghiêm túc, trách nhiệm đối với từng sản phẩm. Để từ đó, các sản phẩm “made in Japan” chất lượng tốt được ra đời và đánh chiếm thị trường nội địa cũng như trên toàn thế giới.


hàng nhật


Văn hóa phục vụ ở Nhật Bản dựa trên nguyên tắc “tin tưởng và tôn trọng”. Khi khách hàng bước vào cửa hàng, nhân viên sẽ cúi gập người chào khách. Cách chào này thể hiện sự tôn trọng và chân thành. Điều này mang lại cho khách ấn tượng tốt đẹp ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến với cửa hàng/nhà hàng.


Tựu chung lại, phong cách, thái độ phục vụ đã góp phần tạo nên thương hiệu cực mạnh cho “hàng Nhật”. Đôi khi, khách hàng mua sản phẩm chủ yếu vì những cử chỉ thân thiện, đáng yêu của nhân viên. Người Nhật xứng đáng là một tấm gương để học hỏi về cách sản xuất hàng hóa cũng như hệ thống chăm sóc khách hàng.



Vì sao hàng Nhật được ưa chuộng? (phần 2)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều gì tạo nên sự khác biệt của máy giặt nội địa Nhật Toshiba

Đánh giá máy giặt Panasonic NA-VX8700

So sánh tổng quan dòng máy giặt sấy nội địa LG Styler